Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Đạo Phật - Nghi thức thọ Bát Quan Trai Giới

Cùng tìm hiểu Kinh Phật, chu dai bi cũng như tìm hiểu về nghi thức thọ bát quan trai giới

NGHI THỨC THỌ CÓ GlỚI SƯ TRUYỀN

Ban đầu đến Chùa cầu xin thọ Bát quan trai giới, chỉ bạch qua và trình ngày rảnh việc đã định...

Khi giới sư đã hoan hỷ cho, ra trai đường sẽ lễ cầu bạch rõ.

Phật tử tại gia phát tâm thọ giới Bát quan trai phải đến chùa lễ cầu giới sư, trước nhờ thầy Tri sự hướng dẫn . Khi giới sư mỗi mỗi dặn bảo đủ rồi sẽ đảnh lễ cầu xin truyền giới.

Nghi thức thọ Bát Quan Trai Giới
I. THỈNH GIỚI SƯ RA TRAI ĐƯỜNG

Thầy Tri sự đánh khánh, bảo một giới tử hiểu biết ra đứng giữa đại bạch, còn bao nhiêu đứng hai bên.

BẠCH: Nam mô A Di Đà Phật.

Bạch Đại đức, chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch (lễ 1 lễ rồi quỳ bạch).

Nam mô A Di Đà Phật (2 lần).

Bạch Đại đức, chúng con tên là: ... vì gia duyên còn bận buộc, chưa xuất gia được, nay chúng con y theo lời Phật dạy, nguyện tập tu Bát quan trai giới, xin thành tâm đảnh lễ cần cầu Đại đức thùy từ lân mẫn truyền trao giới pháp cho chúng con được ân triêm công đức.

Giới sư có thể truyền cho, đáp rằng:

A Di Đà Phật. "Được! Như vậy tốt lắm!”

Muốn nói rộng thì: Các vị còn gia duyên bận buộc chưa thể xuất gia được, nay nguyện tu Bát quan trai giới, đến thành tâm lễ cầu thầy truyền trao trai giới, Đại đức Tăng rất hoan hỷ hứa khả. Vậy các vị lễ Tổ chứng minh cho.

Giới tử bạch: A Di Đà Phật, trên Đại đức Tăng đã từ bi hứa khả cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường (lễ 3 lễ).

II. THỈNH GIỚI SƯ TỀ NGHỆ TỒ ĐƯỜNG

Thầy Tri sự xướng lễ: Nhứt tâm đảnh lễ Tây thiên, Đông độ, Việt Nam lịch đại chư vị Tổ sư tam bái (lễ rồi đứng một bên).

III. THỈNH GIỚI TỬ TỰU BAN

Đến rồi xướng rằng: Nhứt tâm đảnh lễ Tây thiên, Đông độ, Việt Nam lịch đại chư vị Tồ sư tam bái.

IV. THỈNH GIỚI SƯ TỀ NGHỆ PHẬT TIỀN

Niệm hương cầu Phật, Bồ tát gia bị. Thầy Tri sự xướng:

- Nhứt tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam bảo, nhứt bái.

- Nhứt tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long hoa Giáo chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ lát, Đại hạnh Phồ Hiền Bồ tát, Kỳ viên hội thượng Phật, Bồ tát, nhứt bái.

Giới sư đứng một bên.

Thầy Tri sự bảo: Cầu giới tử lập ban (xoay về Phật).

Tiếp xướng:

- Nhứt tâm đảnh lễ Thập phương pháp giới thường trụ Phật, nhứt bái.

- Nhứt tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhứt bái.

- Nhứt tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng nhứt thiết chư Phật, nhứt bái.

- Nhứt tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng chư Tôn Pháp, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, nhứt bái.

Hồ quỳ hiệp chưởng .

Thầy Tri sự thỉnh: Cung thỉnh chư giới sư thăng tòa.

V. GIỚI SƯ CHẮP TAY CỬ TÁN

Lư hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân, chư Phật hải hội tất diêu văn, tùy xứ kiết tường vân, thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân.

Nam mô Hương vân cái Bồ tát ma ha tát (3 lần).

VI. KỆ TÁN PHÁP

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như Lai Tỳ ni nghĩa.

Nam mô Khai bảo tạng Bồ tát ma ha tát (3 lần).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).

VII. GIỚI SƯ KHAI ĐẠO

Thiện nam (nữ: Thiện nữ)! Các vị lắng nghe cho kỹ:

Bể khổ không bờ, nếu không có thuyền từ Bát nhã thì không thể vượt lên bờ giải thoát được; muốn chứng Vô thượng Bồ đề, cần phải lãnh thọ giới pháp. Tất cả muôn công đức lành đều lấy giới đây làm nền tảng, chư Phật nhân giới đây mà thành bực Chánh giác. Đại thặng, Tiểu thặng cùng giữ giới pháp, tại gia xuất gia cùng thọ giới, chỉ vì người tại gia phần nhiều bị duyên trần ràng buộc xâm lấn, không thể suốt đời ghi nhớ, cho nên Đức Như Lai chế ra khiến một ngày một đêm thọ trì tám pháp trai giới, do công đức này tất vượt ba cõi, thẳng đến Bồ đề. Ví như ngọc Ma ni thể nó tuy nhỏ mà hơn tất cả ngọc báu khác, có thể cho chúng sanh các thứ đồ vui thích, giới này lại cũng như thế.

Tu nhân tốt tuy có một ngày một đêm mà phúc báo không ngần, cho nên được công đức vượt hơn cõi người cõi trời, đức sẽ bằng Phật. Có thiện lợi như thế, cho nên cần phải tôn trọng mà lãnh thọ.

Phần tôi có lời dặn bảo, các vị đều nói theo.

VIII. GIỚI SƯ BẢO, GIỚI TỬ NÓI THEO

Đệ tử chúng con tên là: ... một lòng phụng thỉnh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, mười phương ba đời tất cả Phật, chư Tôn Pháp, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng. Cúi xin Tam bảo dũ lòng từ bi, lai lâm chứng giám, con nhờ sức từ ngôi Tam bảo, cho nên được thọ giới “Bát quan trai", xin thương xót cho chúng con (3 lần thỉnh, 3 lần cúi đầu xá).

Giới sư nên bảo sám hối:

IX. GIỚI SƯ BẢO, GIỚI TỬ NÓI THEO

Đệ tử chúng con tên là:...

Chí tâm sám hối,

Về trước đã tạo các nghiệp ác,

Đều bởi vô thỉ tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý mà sanh ra,

Tất cả con nay xin sám hối.

Nam mô Thập phương tam thế, nhứt thiết thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.

(Như thế ba lần sám rồi xướng lạy).

Nhứt tâm đảnh lễ thập phương tam thế, nhứt thiết thường trụ Tam bảo tam bái.

Hồ quỳ hiệp chưởng.

Giới sư lại bảo rằng:

Thiện nam (nữ: Thiện nữ) các vị trước đã sám hối, thân khẩu ý đều được thanh tịnh. Vậy từ sớm mai (chiều) ngày nay cho đến sớm mai (chiều) ngày mai, một ngày một đêm tu giữ tám giới pháp cho thanh tịnh, tức là gây cái nhân hạnh xuất gia sẽ chứng quả giải thoát.

Các vị đã biết giới có lợi ích không lường như thế, nên phải phát khởi thiện tâm liền được thiện giới thanh tịnh.

Tôi bảo, các vị đều nói theo tôi.

Theo pháp thọ quy giới, thầy bảo, giới tử nói theo, mỗi mỗi phải hiểu rõ ràng, mới có thể lãnh thọ được, không được tự nói trước, cũng không được cùng giới sư đồng nói.

X. GIỚI SƯ BẢO, GIỚI TỬ NÓI THEO

Đệ tử chúng con tên là ...

Quy y Phật,

Quy y Pháp,

Quy y Tăng.

Một ngày một đêm tu hạnh Bát Quan Trai Giới thanh tịnh.

(Nói như thế ba lần, mỗi lần cúi đầu xá)

(Quy y rồi lại ba lần kết,

Giới sư bảo, giới tử nói theo)

Đệ tử chúng con tên là ...

Quy y Phật rồi,

Quy y Pháp rồi,

Quy y Tăng rồi.

Một ngày một đêm tu hạnh Bát Quan Trai Giới thanh tịnh rồi.

(Nói như thế ba lần, mỗi lần cúi đầu xá, rồi lại trao cho giới tướng).

XI. GIỚI SƯ TRAO CHO GIỚI TUỚNG

Thiện nam (nữ: Thiện nữ) từ trước đến đây đã trao Tam quy, Tam kiết cho các vị, giới thể được tròn đủ, nay trao giới tướng cho các vị để cho các vị lãnh thọ giữ gìn cẩn thận, chớ cho trái phạm. Các vị phải nghe cho kỹ mà nhận lãnh, nếu có thể giữ thì nên đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ NHẤT: Như chư Phật suốt đời không sát hại chúng sanh. Các vị một ngày một đêm không sát hại chúng sanh, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ HAI: Như chư Phật suốt đời không gian tham trộm cắp. Các vị một ngày một đêm không gian tham trộm cắp, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ BA: Như chư Phật suốt đời không dâm dục. Các vị một ngày một đêm không dâm dục, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ TƯ: Như chư Phật suốt đời không nói dối. Các vị một ngày một đêm không nói dối, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ NĂM: Như chư Phật suốt đời không uống rượu. Các vị một ngày một đêm không uống rượu, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ SÁU: Như chư Phật suốt đời không đeo tràng hoa thơm, không xoa ướp dầu thơm vào mình. Các vị một ngày một đêm không đeo tràng hoa thơm, không ướp dầu thơm vào mình, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ BẢY: Như chư Phật suốt đời không ngồi trên giường cao tốt đẹp, không làm trò nhạc ca múa và cố đi xem nghe. Các vị một ngày một đêm không ngồi trên giường cao tốt đẹp, không làm trò nhạc ca múa và cố đi xem nghe, có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

GIỚI THỨ TÁM: Như chư Phật suốt đời không ăn phi thời. Các vị một ngày một đêm không ăn phi thời có thể giữ được không?

Đáp rằng: “Dạ, giữ được”.

XII. GIỚI SƯ BẢO PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG

Thiện nam (nữ: Thiện nữ) từ trước đến đây đã trao giới Bát quan trai cho các vị xong, bây giờ các vị phải phát nguyện hồi hướng. Tôi bảo các vị nói theo:

Con nay nhờ công đức Bát quan trai này, khỏi đọa vào ác thú, bát nạn, biên địa, nguyện đem công đức này, nhiếp lấy tất cả chúng sanh, phàm có công đức gì, cũng đều ban cho người, để cho thành đạo Vô thượng chánh chơn, cũng khiến cho tương lai mình cùng các chúng sanh, đồng sanh về Tịnh độ.

XIII. BẢO GIỚI TỬ LỄ TẠ

Giới tử đứng dậy đảnh lễ. Thầy Tri sự xướng:

Nhứt tâm đảnh lễ Thập phương tam thế, nhứt thiết thường trụ Tam bảo tam bái (lạy xong xướng):

Giới tử thối ban.

XIV. GIỚI SƯ CÙNG ĐẠI CHÚNG CỬ HỒI HƯỚNG

Thọ giới công đức hạnh thù thắng

Bao nhiêu phước đức đều hồi hướng

Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh

Sớm được vãng sinh cõi Phật Vô Lượng Quang

Nguyện tiêu ba chướng dứt phiền não

Nguyện được trí huệ hiểu chân thật

Nguyện khắp tội chướng đều tiêu trừ

Ðời đời thường hành Bồ Tát đạo

Nguyện sinh sang cõi Tây phương Tịnh độ

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ

Hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh

Bồ Tát bất thối làm bạn lành

Nguyện đem công đức nầy

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sinh

Ðều trọn thành Phật đạo.

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ tạng Kinh, trí huệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)

Tam tự quy y (xong).

Tri sự xướng:

Thỉnh giới sư hồi nghệ trượng đường.

XV. PHÉP XẢ BÁT QUAN TRAl GlỚl

Sau khi tu đủ 24 giờ đồng hồ, các giới tử thỉnh giới sư lên chánh điện ngồi một bên. Tất cả đồng lễ 1 lễ, cùng hồ quỳ, một vị giữa đại bạch:

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Bạch Đại đức, một lòng nghĩ, chúng con pháp danh là ... (nhiều thì kể chừng ba tên ...) đẳng. Đã nguyện thọ Bát quan trai giới, giữ trọn một ngày một đêm, nay chúng con xin xả giới, cúi mong Đại đức chứng minh cho.

Đại đức bảo:

Quý hóa thay! Các Phật tử đã nguyện tu giữ Bát quan trai giới một ngày một đêm được thanh tịnh, công đức vô lượng. Vậy, xin khuyên các Phật tử, tháng sau phát nguyện tu thêm một ngày một đêm nữa để cho công đức được tăng trưởng (tùy cơ khuyến tấn).

Các giới tử cùng lễ một lễ. Đồng hướng về Phật tụng.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh.

Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không và vượt qua hết thảy khổ ách.

Này Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác không; không chẳng khác sắc. Sắc tức là không; không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Này Xá-lợi Tử! Các pháp đều không tướng: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Cho nên trong không: không có sắc, không có thọ tưởng hành thức; không có mắt tai mũi lưỡi thân ý; không có sắc thanh hương vị xúc pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ tập diệt đạo; không có trí tuệ và cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ-Tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không ngăn ngại. Do không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, và đạt tới cứu cánh Niết-bàn.

Chư Phật ba đời đều y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phải biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú. Có thể diệt trừ hết thảy khổ, chân thật bất hư.

Cho nên chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã tuyên nói. Chú thuyết như vầy:

Yết-đế yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha. (3 lần)

XVI. HỒI HƯỚNG

Tụng Kinh công đức hạnh thù thắng

Bao nhiêu phước đức đều hồi hướng

Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh

Sớm được vãng sinh cõi Phật Vô Lượng Quang

Nguyện tiêu ba chướng dứt phiền não

Nguyện được trí huệ hiểu chân thật

Nguyện khắp tội chướng đều tiêu trừ

Ðời đời thường hành Bồ Tát đạo

Nguyện sinh sang cõi Tây phương Tịnh độ

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ

Hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh

Bồ Tát bất thối làm bạn lành

Nguyện đem công đức nầy

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sinh

Ðều trọn thành Phật đạo.

Tam quy y

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ tạng Kinh, trí huệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)

Ra, xuống lễ Tổ ba lễ (xong).

Đạo Phật - Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo

Cùng tìm hiểu về Kinh Phật, chu dai bi cũng như ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo

Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo
Người ta gọi ăn chay, ăn tương, ăn lạt để chỉ cho những người theo Ðạo Phật Bắc Tông, không ăn thịt, cá. Ðó là ăn chay vì lý do tôn giáo, ngày nay cũng ăn chay vì lý do sức khỏe.

1. Vì sao người phật Tử cần phải ăn chay

Ðôi khi người ta gọi đạo Phật là đạo Từ Bi, người tu theo đạo Phật theo lời kinh Phật là để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, khổ đau, đem niềm vui lại để bớt khổ cho mọi người, yêu thương mọi loại thú cầm, cùng nhau chung sống trong hòa bình và an vui. Do đó đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ, để mọi người và thú cầm cũng cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui.

2. Nên ăn chay như thế nào?

Có nhiều cách ăn chay khác nhau, nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt của thú cầm, cá, nói chung là không ăn động vật.

Năm thứ là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ gọi là ngũ vị tân, người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng.

Người ăn chay có thể uống sữa tươi hay sữa hộp, có thể ăn Bơ hay Pho mát vì chúng làm từ sữa, có thể ăn hột gà công nghiệp (gà không có trống, tức là không có sự sống).

Ðạo Phật theo Nam Tông, tu sĩ ăn thịt cá theo Ngũ tịnh nhục:

- Thịt ăn không thấy người giết.

- Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật kêu khi bị giết.

- Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình ăn.

- Thịt con vật tự chết.

- Thịt con thú khác ăn còn dư.

Người ta chia ăn chay làm hai loại: Ăn chay trường và ăn chay kỳ.

- Ăn chay trường: Là ngày nào cũng ăn chay.

- Ăn chay kỳ: Có nhiều cách:

* Nhị trai: Mỗi tháng ăn 2 ngày là Mồng Một và ngày Rằm. Ngày xưa không có lịch để xem ngày tốt xấu, nên đặt ra cách ăn 2 ngày vào ngày trăng tròn (ngày Vọng: ngày Rằm) và ngày không trăng (ngày Sóc: mồng một).

* Tứ trai: Mỗi tháng ăn 4 ngày là Mồng Một, 14, Rằm, 30 (tháng thiếu 29).

* Lục trai: Mỗi tháng ăn 6 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 23, 30 (tháng thiếu 29).

* Thập trai: Mỗi tháng ăn 10 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29).

* Nhất nguyệt trai: Ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng Bảy.

* Tam nguyệt trai:Ăn chay trọn tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười.

3. Những ngộ nhận về việc ăn chay

- Ngộ nhận thứ nhất: Ăn chay khó, nhiều người Phật tử muốn ăn chay, mỗi tháng 2 hay 4 ngày, nhưng đến ngày ăn chay thấy khó ăn quá, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn. Có nhiều nguyên nhân, một là ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói, hai là người ta nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa (thường chưa biết nấu món ăn chay), do đó người ăn không ngon miệng, cả hai nguyên nhân tạo cho sự ăn chay khó. Ðề nghị người biết nấu món ăn chay đừng giấu nghề hãy hướng dẫn, phổ biến cách nấu các món ăn ngon, nhờ đó người ta ăn được mình cũng có phước, quý vị nội trợ nên học hỏi cách nấu vài món chay cho ngon miệng, mỗi ngày ăn chay nên nấu vài món khác nhau, người ăn chay sẽ dễ ăn hơn.

- Ngộ nhận thứ hai: Ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng, ngộ nhận nầy phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra, nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó, chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối xả, ăn cơm với muối mè, ăn cơm với muối tiêu, ăn cơm với muối đậu (đậu phộng), ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng, đôi khi có thêm canh rau dền, rau muống, bò ngót, bắp cải luộc. Ăn chay rất đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sanh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khoẻ. Người ăn chay trường cần phải có quan niệm ăn chay là để tránh nghiệp sát sanh, vậy phải ăn cho đủ chất bổ dưỡng, thân thể có khỏe mạnh chúng ta mới dùng nó để làm phương tiện tu học, chúng ta không chìu cho thân thể nầy ăn sung, mặc sướng, ngủ kỷ nhưng không thể không nuôi dưỡng nó. Nếu chúng ta chịu khó nấu ăn với những món giàu chất dinh dưỡng như đậu hủ tươi hay chiên, tàu hủ ky, giá, các thứ đậu, rau muống, nấm rơm tươi, khô hay nắm đông cô, rau cải.

- Ngộ nhận thứ ba: Ăn chay trường khó, thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn, nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra.

4. Những điều nên tránh của người ăn chay

- Không nên kiêu mạn: Vì tránh nghiệp xấu, vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, đó cũng là cái duyên lành, không nên cho là ta hay ta giỏi ta tinh tấn hơn mọi người, coi rẻ người chưa ăn chay sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.

- Không nên ép xác: Không nên ăn quá kiêng khem, phải ăn cho đủ chất dinh dưỡng, nhất là nên ăn các thứ rau, đậu, giá, đậu hủ và mì căng. Khi đi máy bay, lúc mua vé hãy bảo cho họ biết mình ăn chay, họ sẽ lo thức ăn chay cho mình.

- Không nên giả mặn: Tránh làm những món ăn như nắn thành hình con chim, gà, vịt hay thịt bò, thịt heo... Làm như vậy chẳng khác nào gợi cho người ta nhớ món ăn mặn.

- Không nên gây khó khăn cho người khác: Ði đám tiệc hay đến nhà người khác, nếu người ta không biết trước để chuẩn bị món ăn chay, thì cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau cải, dưa leo, nước tương. Không nên làm cho gia chủ thấy khó chịu vì không tiếp đãi được mình như ý muốn.

5. Lợi ích của việc ăn chay

Những người ăn chay vốn là những người đã tu, nhưng nhờ ăn chay tánh tình sẽ hiền lành đối với mọi người, mọi loài, được mọi người thương yêu và kính trọng. Nếu có nhiều người ăn chay tức nhiên sẽ có nhiều người ăn lành ở hiền, xã hội được tốt đẹp, thế giới được hòa bình, an vui.

Câu chuyện con nhện ở miếu Quan Âm

Cùng tìm hiểu về Kinh Phật, Chú Đại Bi và câu chuyện con nhện ở miếu Quan Âm

Câu chuyện con nhện ở miếu Quan Âm
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ lạy, tụng kinh Phật, khói hương nghi ngút. Có con nhện ở miếu Quan Âm chăng tơ trên xà ngang, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, được nghe lời tụng niệm Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”

Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ xem ngày tốt xấu và đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi đau khổ, bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi: thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật:

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”